Qua cầu Đò Quan, rẽ phải khoảng 14 km ta đến với cái nôi của nghề phở nổi tiếng cả nước đó là xã Đồng Sơn- huyện Nam Trực- tỉnh Nam Định(nơi có 3 làng nghề chuyên làm phở: Vân Cù, Tây Lạc và Giao Cù).
Không chỉ Nam Trực mà ở Nghĩa Hưng cũng làm bánh phở. Bốn làng phở xứ Nam liền khoảnh xuôi dòng Ninh Cơ. Đến đó hỏi họ Cồ, họ Vũ… ai ai cũng biết.
Nơi đây được coi là thuỷ tổ của nghề phở. Ở đây là làng nghề làm phở nhiều nhất, lâu năm nhất và “độc quyền” với món phở bò.
Ngày xưa làm bánh phở phải chọn thứ gạo mùa, gạo chiêm từ vụ trước, để cho hết nhựa, đem nghiền bằng cối xay đá. Có như thế bột mới trắng, mới dai, đem tráng mỏng trên nồi nước quạt than củi cho chín nục.
Thời đó ngay chọn gạo để làm bánh phở cũng chỉ đích danh thứ gạo tấm vì hạt gạo gãy 2/3, làm rất dai, trắng và thơm nục.
Còn thịt bò để làm phở là súc thịt lấy từ con bò trưởng thành, nặng khoảng 3- 4 tạ/con. Loại ấy xả thị chỉ còn khoảng 2,5 tạ thịt, xương cốt mới cho được thứ nước ngọt của tuỷ, ngọt cốt, ngọt tịnh chứ không phải ngọt của mì chính …
Muốn có nồi nước dùng trong luộc nước đầu, vớt ra rửa sạch, sau đó mới lấy làm nước dùng, vì thế không có váng và trong veo.Nước phở càng ngọt, càng trong bao nhiêu thì phở càng ngon bấy nhiêu.
Đặc biệt cần lưu ý là hạn chế cho muối vào nước phở, vì cho muối nhiều thì nước phở sẽ bị chát. Chỉ cần cho muối thật ít để giữ được vị mặn, thay cho muối là nước mắm. Mà nước mắm phải là loại thơm ngon để giữ được độ trong của nước phở.
Ngược lại nếu nước mắm không ngon, hay có màu thì nước phở sẽ bị gắt, bị vẩn đục và kém ngọt. Để cho nước phở ngon hơn khi hầm nhừ xương thì hãy cho ít gừng, ít sá sùng, hành khô….
Ngay cả luộc thịt cũng là một “nghệ thuật” không hề đơn giản. Thịt bò làm phở phải tươi sống và rửa thật sạch. Khi luộc thịt bò, nước sôi và có nhiều bät nổi lên thì phải vớt hết bọt ra để thịt bò khỏi bị chát.
Thịt chín rồi thì không được vớt ra ngay mà phải để nguyên trong nồi khoảng một tiếng, sau đó vớt ra treo lên cao cho khô nước rồi mới cho gia vị vào ướp. Làm như vậy thịt bò mới thơm ngon mà không bị bở.
Ở xã Đồng Sơn, ngoài họ Cồ chiếm số đông thì còn nhiều họ khác nữa cũng làm bánh phở như: Họ Vũ, họ Phan, họ Đoàn, họ Nguyễn….tất cả đều làm lên thương hiệu phở gia truyền Nam Định.
Trung tâm TTXTDL Nam Định
- Xúc động câu chuyện cặp đôi câm điếc, xinh đẹp may mắn nhất trần đời
- Bà mẹ Nam Định bật mí cách giảm 15kg chỉ trong 30 ngày
- Bánh Trung thu truyền thống hút khách
- Giao Thủy: Khám phá “sân ga” của những đàn chim di cư
- Cô gái quê Nam Định sở hữu vòng eo 58cm đang khiến dân mạng ‘phát sốt’
- Nữ sinh Nam Định trường Báo xinh đẹp được khen giống hoa hậu
- Sông Ninh Cơ Nam Định
- Nem nắm Giao Thủy gói trọn một ân tình
- 1400 trẻ em Quảng Bình được khám sàng lọc bệnh tim miễn phí
- NÓNG: Tòa tuyên án Đoàn Thị Hương 3 năm 4 tháng cho tội danh mới, có cơ hội được trả tự do ngay tháng sau
- Chùa Lương (Phúc Lâm) Nam Định
- Cứu nạn thành công 6 ngư dân Nam Định gặp nạn trên biển
- Nam Định: Bàn giao tàu đánh cá vỏ thép thứ ba cho ngư dân
- Nam Định – Vườn Quốc Gia Xuân Thủy
- Công an Hải Hậu (Nam Định) phát thông báo tìm người thân cô gái trẻ tử vong dưới cống nước
- Tiếp vụ chim Lạc bay chúc đầu ở Nam Định: Chưa có hướng giải quyết
- Tp.Nam Định: Chập cháy đường điện tại P. Hạ Long Tp. Nam Định
- Quán phở 12 năm bán “rẻ như cho” 5.000 đồng/bát – Mỗi ngày bán hơn 100kg bánh phở vẫn quyết không tăng giá
- Bão số 3 giật cấp 10-11 đang hướng vào đất liền
- Vụ tai nạn đường sắt đã khiến 2 người bị thương nặng tỉnh Nam Định
- Quất Lâm ngập rác “Việc này là quá tầm của Ban Quản lý”
- Nam Định: Đứng chờ đèn đỏ bị xe đầu kéo đâm tử vong