Ngày 8/2 (tức ngày 12 tháng Giêng năm Đinh Dậu), nghi lễ rước nước, tế cá được tổ chức tại Khu di tích quốc gia đền Trần, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.

Lấy nước tế lễ. Ảnh: Nguyễn Lành/TTXVN
Theo các cụ cao niên ở phường Lộc Vượng, nghi lễ này nhằm tri ân tổ tiên nhà Trần, một vương triều khởi nghiệp từ nghề chài lưới và gắn bó với sông nước. Nghi lễ cũng gợi nhớ về nghề nuôi cá giống, cá thịt nổi tiếng từ xa xưa của làng Tức Mạc (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định), nơi được coi là điểm phát tích của nhà Trần tại Nam Định.
Rước nước, tế cá là nghi lễ khuyến nông, khuyến ngư, cầu mong mưa thuận gió hòa song trước đây đã bị mai một nhiều năm, lần đầu được phục dựng tại lễ hội đền Trần năm 2014. Việc nghiên cứu, phục dựng dựa trên ghi chép của các thư tịch cổ và qua ý kiến đóng góp của các cụ bô lão, những người cao tuổi về những nghi lễ có trong các lễ hội Khai ấn đền Trần trước đây.
Bắt đầu từ 7 giờ, các nghi thức như khấn, đọc sớ, thỉnh chân nhang được các bậc cao niên thực hiện tại đền Cố Trạch, sau đó đoàn tổ chức rước kiệu từ đây ra Giếng cổ, tiến hành nghi thức lấy nước. Đoàn rước nước gồm hơn 200 người với cờ, biểu đi trước, đội rước rồng, lân, chiêng trống, đội bát âm, kiệu rước nước, kiệu rước cá, đội đánh bắt cá với vật dụng đầy đủ của nghề đánh cá truyền thống như vó, giậm, nơm…; kiệu thánh với tàn lọng hai bên, đội tế nam quan, đội tế nữ quan…
Sau khi lấy nước, đoàn tổ chức đánh cá tại hồ bán nguyệt cạnh Giếng cổ, cá đánh bắt gồm 5 cá triều đẩu (cá quả) và 5 cá long ngư (cá chép) có trọng lượng từ 1,5 – 2kg/con. Cá sau khi đánh bắt được đem lên bờ đựng trong các thúng sơn đỏ để chuyển đến thả vào thuyền đặt trên kiệu rồng.
Từ 8 giờ 30 phút, đoàn bắt đầu rước nước và cá về đền Thiên Trường, thực hiện nghi lễ dâng nước và tế cá. Cuối cùng, cá được đưa đi phóng sinh ở sông Hồng, tại khu vực phà Hữu Bị (thuộc địa bàn xã Mỹ Trung, huyện Mỹ Lộc).
Ngoài cá chép và cá quả, đoàn rước nước, tế cá còn phóng sinh nhiều loại cá nhỏ, cá giống khác nhau, thể hiện mong muốn cá sẽ phát triển, sinh sôi nảy nở, mang đến những mùa đánh bắt bội thu cho cư dân vùng sông nước.
Sau nghi lễ rước nước, tế cá, từ 12 – 16 tháng Giêng, tại Quần thể di tích đền Trần còn diễn ra nhiều hoạt động hội truyền thống khác như: Múa lân, múa rồng, múa sư tử, hát chèo, chầu văn, thi đấu cờ người, đấu vật…
Dưới đây là một số hình ảnh tại buổi lễ:

Đánh bắt cá để tế lễ. Ảnh: Nguyễn Lành/TTXVN

Đoàn rước nước, tế cá. Ảnh: Nguyễn Lành/TTXVN

Lấy nước tế lễ. Ảnh: Nguyễn Lành/TTXVN

Đưa cá vào kiệu rồng chuẩn bị tế lễ. Ảnh: Nguyễn Lành/TTXVN

Nghi thức tế lễ trong lễ rước nước, tế cá. Ảnh: Nguyễn Lành/TTXVN

Đoàn múa rồng trong lễ rước nước, tế cá. Ảnh: Nguyễn Lành/TTXVN
Theo: Hiền Hạnh (TTXVN)
- Phong phú quà quê Nam Định
- Bộ ảnh cưới chụp trên nóc nhà và những Đám cưới ’em gái mưa’ trong đợt lũ lịch sử
- Thơ mộng bãi biển Thịnh Long – Nam Định
- Bà mẹ Nam Định bật mí cách giảm 15kg chỉ trong 30 ngày
- Nhà thờ Giáo xứ Cát Xuyên – Xuân Trường Nam Định
- Tổng Bí thư Trường Chinh – Người con ưu tú của quê hương Nam Định
- Nguy cơ thất truyền làng nghề ươm tơ Cổ Chất
-
Nam Định: Phát hiện xe vi phạm, phạt “nguội” chủ xe
-
Ấm lòng bát phở đêm giá 5 nghìn giữa thời bão giá ở thành phố dệt
-
Nam Định: Gần 60 công nhân phải nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm
-
Ốc nóng chiều đông
-
Thông tin mới nhất về vụ Thượng úy Công an tử vong trong xe ô tô
-
Cận mặt đối tượng gây án trên bàn nhậu ở Nam Định khiến 1 người chết
-
Thông tin mới vụ “Đánh người có tính chất côn đồ” ở Nam Trực – Nam Định
-
Thưởng thức xôi xíu gia truyền ngon nức tiếng tại Nam Định
-
Sông Ninh Cơ Nam Định
-
Nam Định: Hé lộ danh tính nghi phạm vụ cô gái tử vong dưới cống nước
-
Biến lớn tại Ngã 6 Nam Định
-
Nhớ hoài bánh cuốn làng Kênh Nam Định
-
Thí sinh Nam Định điểm cao nhất kỳ thi THPT quốc gia
-
Nam Định tập trung khôi phục sản xuất sau bão số 1
-
Toàn cảnh vụ bé gái 20 ngày tuổi bị sát hại ở Thanh Hóa