(TBTCO) – TP. Hồ Chí Minh sẽ bị mất đi 11% diện tích; gần 1/3 diện tích của Thái Bình và Nam Định sẽ bị nhấn chìm do nước biển dâng. Đó chỉ là những thiệt hại ban đầu của Việt Nam được ước tính nếu trái đất nóng lên 2 độ C (so với thời kỳ tiền công nghiệp).
Loading...

11% diện tích TP.Hồ Chí Minh và 1/3 diện tích Thái Bình, Nam Định sẽ bị nhấn chìm do nước biển dâng. Nguồn: MDI
Việt Nam là 1 trong 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH). Theo kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nếu trái đất nóng lên 2 độ C, mực nước biển toàn cầu sẽ dâng lên 50cm. Khi đó, khoảng 7% diện tích đồng bằng sông Hồng và 4,5% đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ ngập. Trong đó 11% diện tích của TP. Hồ Chí Minh, 27% diện tích của tỉnh Nam Định và 26% diện tích của tỉnh Thái Bình sẽ hoàn toàn ngập dưới nước.
Nước biển nóng lên cũng sẽ làm cho hơn 99% rặng san hô – nơi sinh sống của các sinh vật phù du mất đi. Thiếu sinh vật phù du, chuỗi thức ăn và hệ sinh thái của 9 triệu loài sinh vật biển sẽ bị phá vỡ.
Ngành thủy sản – hiện đang đóng góp 5,5% vào GDP của Việt Nam đã chứng kiến những ảnh hưởng ban đầu của BĐKH. Chỉ trong giai đoạn 2011 – 2015, có tới 83 loài hải sản đã không còn xuất hiện ở vùng biển Việt Nam. Chúng ta đã mất khoảng 14% trữ lượng hải sản chủ yếu như cá, tôm, cua, ghẹ, mực, bạch tuộc – tương đương 710.000 tấn.
Năm 2018, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam đã tăng 1,2 độ C (so với mức tiền công nghiệp). Nếu không có nỗ lực giảm phát thải nào, Việt Nam sẽ tiến tới ngưỡng tăng lên 2 độ C chỉ trong 30 năm nữa và hơn 4 độ C vào năm 2100. Khi đó thiên tai và thời tiết cực đoan sẽ diễn ra ngày một thường xuyên hơn.
Tại hội nghị của Liên Hợp quốc về BĐKH COP24 vào tháng 12/2018, Việt Nam sẽ cam kết giảm phát thải khí nhà kính (GHG) từ 8% lên 8,8% năm 2030. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để khống chế mức nhiệt tăng dưới 2 độ C, chúng ta sẽ cần đến những nỗ lực chưa từng có – đó là giảm lượng phát thải khí CO2 đến mức gần 0% vào năm 2050. Với mục tiêu này, cam kết hiện tại của Việt Nam cũng như các nước tham gia Hiệp định Paris về BĐKH là chưa đủ.
Hội nghị COP24 sắp diễn ra tại Katowice, Ba Lan vào tuần tới, các nhà lãnh đạo của hơn 120 quốc gia trong Hiệp định Paris về BĐKH sẽ cùng làm việc để đi đến những thống nhất quan trọng về việc thực thi các giải pháp kiềm chế sự nóng lên toàn cầu./.
Theo (thoibaotaichinhvietnam.vn)
- Ngỡ ngàng những con đường hoa rực rỡ làng quê Nam Định
- Hoa hậu Kỳ Duyên tung clip chứng minh vòng 1 căng tròn không cần nhờ photoshop
- Nam Định: Chắp cánh ước mơ cho trẻ thiệt thòi
- Mãn nhãn với hang đá rực rỡ trong đêm tại Nam Định
- Cô gái Nam Định ‘bán trà đá’ trước cổng trường ĐH lại gây sốt khi công khai chuyện ‘đập mặt đi sửa lại’ và nâng ngực
- Nhà thờ gỗ không dùng đinh ở Nam Định
- Về thăm làng “khăn xếp” ở thôn Giáp Nhất, Nam Định
- 68 người chết trong mưa lũ, 34 người còn mất tích
- Ý Yên: Những báu vật nơi phế tích Chương Sơn
- Tạm giữ hình sự đối tượng đập phá, hành hung chủ xe ô tô
- Cô Gái Tự Tử Tại Hồ Truyền Thống Nam Định
- Tin bão số 3: Công điện khẩn của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định
- Bảo vệ dân phố giết bé trai 6 tuổi: Dân ngỡ ngàng khi nghi phạm từng bị tâm thần
- Phá băng trộm lấy một lúc 7 xe máy trong khu nhà trọ
- Nam Định: Ngày mai sẽ lắp màn hình LED cực khủng phục vụ bà con đón xem trận chung kết AFF CUP 2018
- Nam Định: Thông tin chính thức từ cơ quan công an vụ “cướp tiệm vàng bất thành” tại Giao Thủy
- Làng nghề hoa lụa Báo Đáp
- Tiết lộ bất ngờ về thân thế thiếu phụ xinh đẹp bị nam thanh niên 9X sát hại ở Royal City
- Vụ đòi nợ 1.000 chỉ vàng, vợ chồng thương binh tiếp tục kêu cứu
- Xe tải chở 1 tấn tóp mỡ bốc mùi hôi thối từ Nghệ An ra Nam Định
- Nam Định: Công an Nam Định bắt kẻ tàng trữ ma túy, súng ngắn…
- Chỉ đạo nổi bật: Rót 5.000 tỷ làm đường nối cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình với vùng biển Nam Định