Nghề thổi thủy tinh làm ra những chiếc cốc tại làng Xối Chì (xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, Nam Định) là một trong những nghề thủ công vất vả nhất hiện nay khi mà người thợ phải làm việc trong không gian của những chiếc lò có nhiệt độ có khi lên tới gần hai nghìn độ.
Hiện làng Xối Chì có một lò thổi thủy tinh với mặt hàng sản xuất chủ yếu là những chiếc cốc uống nước.
Theo anh Phạm Xuân Dương, người có thâm niên 30 năm làm thổi thủy tinh ở đây, nghề của làng có từ lâu đời, sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau.

Để có được các sản phẩm đủ tiêu chuẩn thì nhiệt độ trong các lò thổi thủy tinh luôn phải đạt từ 1500-1800 độ C. (Ảnh: Trần Thanh Giang)
Nguyên liệu để sản xuất những chiếc cốc chính là các mảnh vỡ thủy tinh được nung nóng ở nhiệt độ cao, sau đó tạo hình sản phẩm.
Loading...
Mỗi ngày, xưởng nhà anh Phạm Xuân Dương sản xuất ba ca, mỗi ca có khoảng 8-10 lao động. Môi trường trong xưởng thổi luôn nóng bức bởi phải làm việc liên tục bên cạnh lò nấu thủy tinh có nhiệt độ bên trong làm nóng chảy là 1800 độ.
Mỗi người thợ đảm nhiệm một công đoạn khác nhau như nấu thủy tinh, thổi, cắt viền, làm giảm nhiệt cho sản phẩm.
Trung bình xưởng sản xuất được khoảng 2000 cốc thủy tinh mỗi ngày và bán ra với giá xuất xưởng là 5000 đồng, chủ yếu tiêu thụ ở thị trường Hà Nội./.

Thủy tinh được đưa vào lò nung cho nóng chảy ở nhiệt độ 1800 độ C. (Ảnh: Trần Thanh Giang)

Các công đoạn để thổi ra chiếc côc thủy tinh đều diễn ra xung quanh những chiếc lò với nhiệt độ rất cao. (Ảnh: Trần Thanh Giang/Báo Ảnh Việt Nam)

Anh Phạm Xuân Dương (chủ lò) 50 tuổi và là người đã có hơn 30 năm làm nghề đang kiểm tra chất lượng thủy tinh. (Ảnh: Trần Thanh Giang/Báo Ảnh Việt Nam)

Thủy tinh được đưa và khuôn để thổi theo hình dáng đã định là một công đoạn cần sự khéo léo của người thợ để sản phẩm có độ dày đều nhau. (Ảnh: Trần Thanh Giang/Báo Ảnh Việt Nam)

Sản phẩm được làm hạ nhiệt nhờ một chiếc máy thổi gió… (Ảnh: Trần Thanh Giang/Báo Ảnh Việt Nam)

..sau đó chuyển qua một máy cắt mép bằng lửa ga. (Ảnh: Trần Thanh Giang/Báo Ảnh Việt Nam)

Những sản phẩm được người thợ thao tác liên tục để ngọn lửa vừa đủ có thể cắt được miệng cốc ra khỏi ống thổi. (Ảnh: Trần Thanh Giang/Báo Ảnh Việt Nam)

Các công đoạn này diễn ra liên tục như một vòng quay khép kín. (Ảnh: Trần Thanh Giang/Báo Ảnh Việt Nam)

Sản phẩm sau khi được cắt mép được ủ để làm nguội từ từ. (Ảnh: Trần Thanh Giang/Báo Ảnh Việt Nam)

Phút nghỉ ngơi của anh Phạm Xuân Dương trong xưởng thổi thủy tinh. (Ảnh: Trần Thanh Giang/Báo Ảnh Việt Nam)
(Theo Vietnamplus.vn)
- Cưỡng không nổi với 8 đặc sản nức tiếng Nam Định
- Bánh xíu páo thành Nam gợi nhớ thời cắp sách tới trường
- Bánh cuốn làng Kênh Nam Định chỉ nghe tên là lên cơn thèm
- Nam Định: Nhiều công đoàn cơ sở Cty tổ chức Tết Sum vầy cho người lao động
- Ông cụ 180 tuổi: “Có lẽ thần chết đã quên tôi…“
- Cách làm nem chạo gói lá sung và nem nắm thơm ngon tại nhà
- Ảnh kỷ yếu hài hước “Chơi trội phải nói là hội lớp 12I trường THPT Ngô Quyền”
- Nam Định: Mùa xuân về miền chầu Văn
- 90% diện tích nông nghiệp tại Nam Định có nguy cơ mất trắng
- Thịt chó Cầu Vòi và những thương hiệu thịt chó đất Bắc mềm lòng dân nhậu
- Nam Định: Xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu, không có kết thúc
- Tổng Hợp những hình ảnh về Nam Định đẹp nhất
- Di tích lịch sử Đình Hưng Lộc xã Nghĩa Thịnh huyện Nghĩa Hưng
- Sắp có cao tốc 12.500 tỷ qua Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định
- Sở GD&ĐT Nam Định xây dựng Cổng thông tin điện tử theo mô hình tập trung
- Bắt thanh niên Nam Định lên Lạng Sơn mua pháo lậu bán dịp Tết
- Nam Định chật vật vụ mùa do phải gieo cấy lại nhiều lần
- Nam Định: Nam thanh niên bị tai nạn tử vong nghi do đơn vị thi công kè ẩu?
- Tử hình tất cả các đối tượng trong vụ án hơn 20 kilogam ma túy
- Gia cảnh éo le của nữ sinh đang mang bầu nhảy cầu tự tử sau khi cãi nhau với bạn trai
- Nam Định: Cá chết nổi trắng một góc hồ Truyền Thống
- Ô tô đâm dồn toa trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ